Tips giúp bạn sỡ hữu một đôi giày Sneaker ưng ý
Chọn cho mình một đôi giày thể thao đẹp thì vẫn chưa đủ, mà còn phải hợp và vừa vặn với chân mới giúp bạn thoải mái đi phiêu lưu cả ngày được. Đối với giày Sneaker là mẫu giày mà bạn không nên bỏ qua. Vì nó khá đơn giản, không quá cầu kỳ nên có thể kết hợp với nhiều phong cách thời trang mà không lo bị "kén".
Nguồn: Sưu tầm
Đôi nét về sneaker
Giày sneaker là gì ?
Sneaker là cái tên được sử dụng để nói về một loại giày nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động thể thao. Được thiết kế với đế linh hoạt, chất liệu đế cao su hoặc chất liệu tổng hợp, còn phần upper được làm từ da, vải tổng hợp. Ngày nay, không chỉ sử dụng để chơi thể thao mà Sneaker còn được dùng để đi thường ngày.
Nguồn: Sưu tầm
Nguồn gốc cái tên “Sneaker”
Sneaker được xem là phiên bản “đạo nhái” từ những đôi Plimsolls ở Anh vào năm 1830.
Những thiết kế của đôi Plimsolls với đế cao su mềm, khi đi hoặc di chuyển hạn chế nhất khả năng phát ra tiếng động. Và những thiết kế nổi bật này đã bị Keds đánh cắp.
Nguồn: Sưu tầm
Đầu năm 1900, công ty giày Keds cho ra đời sản phẩm “ Sneaker” với mục đích quảng cáo thị trường. Cái tên “Sneaker” được Henry Nelson McKinney gọi để ngụ ý cho việc không phát ra tiếng động, hay hành động lén lút.
Định danh các tên gọi trong từng bộ phận của Sneaker
Một đôi giày được cấu tạo từ các bộ phận khác nhau, các bộ phận này có thể được làm từ nhiều chất liệu. Thông thường cấu tạo của một đôi giày nói chung phân làm hai bộ phận: Phần phía trên gọi là UPPER, phần dưới là BOTTOM.
Bài viết này Drake VN sẽ giúp bạn phân biệt và hiểu rõ hơn các bộ phận của một đôi giày Sneaker nhé.
Nguồn: Sưu tầm
Phần UPPER
Được xem là bộ mặt của một đôi giày, phần upper có nhiệm vụ bảo vệ chân, tạo sự thông thoáng cho đôi giày. Bao gồm phần trên và hai bên hông giày, chất liệu, thiết kế, màu sắc mang tính quyết định thẩm mỹ cho đôi giày.
Nguồn: Sưu tầm
Tongue : Lưỡi gà, là phần đệm giữa mu bàn chân và phần mũi giày. Có tác dụng giảm sự ma sát và che phần bị hở trên thân giày.
Socklining : Miếng lót giày, là phần bên trong nằm trên đế giày. Miếng lót giày là nơi tiếp xúc trực tiếp với bàn chân, có chức năng kháng khuẩn, khử mùi và tạo độ thông thoáng cho đôi giày.
Eyelet : Lỗ xỏ dây giày, là hàng lỗ nhỏ được đục xuyên qua lớp vải làm giày, nằm song song với nhau và bao quanh phần lưỡi gà. Lỗ xỏ giày được bọc bởi hai mảnh kim loại, nhựa hay cao su để cố định lỗ xỏ và ngăn ngừa lỗ xỏ bị rách.
Lace :Dây giày, được thiết kế để luồn qua lỗ xỏ giày giúp cố định giày khi mang. Còn Aglets là đầu mút dây giày thường được làm bằng nhựa để dễ dàng xỏ qua lỗ giày.
Nguồn: Sưu tầm
Phần BOTTOM
Outsole : Phần đế ngoài, là phần đế nằm ở cuối cùng của đôi giày tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng, ví dụ như cao su, da, nhựa PVC.
Nguồn: Sưu tầm
Midsole : Đế giữa, là phần nằm giữa Insole và outsole. Chức năng hấp thu chất động, giảm ma sát khi chuyển động
Insole : Đế trong, nằm phía dưới miếng lót giày, phần này có chức năng cố định form và định hình dáng cho đôi giày. Được làm từ chất liệu hút ẩm, khử mùi nên phần đế trong luôn tạo ra sự thoải mái cho người mang.
Foxing : Miếng đắp có tác dụng gia cố và trang trí cho giày.
Chọn giày “Sneaker” dựa vào các tiêu chí nào là chuẩn nhất ?
Nếu bạn đã đọc đến đây, đừng vội vàng lướt qua. Drake VN sẽ giúp bạn các tip để chọn cho mình một đôi giày ưng ý nhất.
Nguồn: Sưu tầm
Chọn giày phù hợp với mục đích
Phong cách thời trang hiện nay rất đa dạng và phong phú, với “Sneaker” cũng vậy. Bạn có thể sử dụng nó để chơi các môn thể thao hoặc đi dạo, đi chơi, đi làm. Tuy nhiên, những đôi giày không phải loại nào cũng có thể phù hợp để chơi bất kì môn thể thao nào.
Đối với các bộ môn thể thao mạo hiểm hay môn thể thao có tính chất mạnh như bóng đá, bóng rổ,.. thì bạn nên chọn cho mình một đôi Sneaker cao cổ. Nó giúp bảo vệ an toàn cho bàn chân và mắt cá chân của bạn. Hạn chế trường hợp bị thương do bong gân hay chấn thương không mong muốn.
Nguồn: Sưu tầm
Đối với những bạn thường xuyên chơi thể thao, một đôi Sneaker với đệm lót của giày cũng cực kỳ quan trọng. Phần đệm giày được làm bằng cao su sẽ bảo vệ xung quanh gót chân của bạn một cách tốt nhất.
Ngược lại, nếu bạn muốn sở hữu một đôi giày Sneaker để đi dạo phố hay thậm chí đi làm thì có thể lựa chọn những đôi giày đế mềm, cổ thấp, giúp thông thoáng và cho bạn cảm giác nhẹ nhàng thoải mái hơn.
Chọn giày đúng với kích thước bàn chân
Hay còn gọi là chọn giày vừa vặn với bàn chân. Đừng vì quá thích đôi giày nào đó mà bất chấp mua nó về nhé. Nếu size giày quá chật có thể sẽ khiến bạn bị chai cứng, da chân sẽ dày gây đau đớn. Còn nếu đi giày quá rộng, bàn chân bạn sẽ luôn bị trượt về phía trước, như vậy sẽ rất mất tự tin.
Nguồn: Sưu tầm
Chọn giày tùy theo sở thích và màu sắc
Bạn thích nó thì mới có thể vui vẻ, tự tin diện nó cả ngày phải không nào?
Chọn cho mình một đôi phù hợp với tông màu của trang phục sẽ khiến bạn trở nên nổi bật hơn nhé.
Nguồn: Sưu tầm
Chăm sóc giày Sneaker - Công thức gia truyền đến từ nhà Drake VN
Những đôi Sneaker của bạn bị ố vàng, bị những vết bẩn cứng đầu làm cho nó không còn trắng như lúc mới mua. Đừng quá lo lắng, một số tips nhỏ dưới đây sẽ khắc phục giúp bạn ngay.
Tẩy trắng nhờ axit trong chanh
Không cần tìm kiếm đâu xa, chanh là thứ chứa lượng axit cao nhất giúp đánh bật vết ố bẩn hiệu quả.
Bạn chỉ cần làm ướt giày và chà trực tiếp miếng chanh tươi hoặc vắt nước cốt chanh trực tiếp lên những vết bẩn. Sau đó dùng bàn chải, chải đều sẽ làm các vết bẩn bay mất chỉ trong vòng 15 -20 phút. Xả lại với nước lạnh và phơi khô là có một đôi giày trắng tinh nhé.
Nguồn: Sưu tầm
Baking Soda x giấm
Không chỉ làm trắng răng, Baking Soda còn làm trắng cả “giày” nữa nhé. Trộn Baking Soda vào giấm và dùng bàn chải để chải đều hỗn hợp trên lên thân giày trong khoảng 7-10 phút. Xả sạch lại với nước và phơi khô tự nhiên là được.
Kem đánh răng thông dụng
Dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ bôi lên vết bẩn trên giày, sử dụng bàn chải chà mạnh trong vòng 3-5 phút. Sau đó dùng một chiếc khăn khô lau sạch và xem hiệu quả bất ngờ nhé.
Một số lưu ý nhỏ giúp bạn bảo quản và sử dụng giày Sneaker
Nguồn: Sưu tầm
-
Thường xuyên vệ sinh đế lót giày bên trong để loại bỏ mùi hôi.
-
Không nên phơi trực tiếp giày dưới ánh nắng mặt trời, thay vào nơi thoáng mát bạn cũng có thể sấy khô giày.
-
Thường xuyên kiểm tra dây giày, giặt nó với xà phòng và thay dây giày khác nếu chúng bị rách hoặc quá cũ.
-
Không nên giặt giày bằng máy giặt vì dễ gây biến dạng, mất form.
-
không nên quá lạm dụng hóa chất để làm sạch giày.
Sở hữu một đôi giày Sneaker chất lượng là điều tuyệt vời mà các tín đồ yêu giày luôn mong muốn. Vì vậy, hãy chọn cho mình một đôi giày thật chất lượng và biết cách bảo quản chúng luôn được bền bỉ. Hiện tại hệ thống Drake VN đã lên kệ một số mẫu Sneaker đẹp mắt và siêu “Cool ngầu” , các bạn đến trực tiếp cửa hàng để tham khảo và ướm thử xem có hợp với mình không nhé.